Len là gì? Tất tần tật về vải len

by Diệu Linh
63 views
vải len
(1 bình chọn)

Bạn đã từng hoặc đang sử dụng các sản phẩm từ len ít nhất là một món đồ: áo, mũ, khăn choàng, bao tay,… Vậy bạn có biết vải len là gì? Phân loại len và công dụng của nó trong cuộc sống như thế nào? Cùng thoitrangsaigon.com khám phá nhé!

Len là gì?

Giải mã vải len

Giải mã vải len

Vải len là loại vải được làm chủ yếu từ lông động vật như cừu, dê, thỏ, lạc đà,… Hiện nay, trước nhu cầu sử dụng ngày càng đa dạng và sự khan hiếm của nguồn sợi tự nhiên, người ta bắt đầu ưa chuộng các sản phẩm làm bằng sợi len nhân tạo như poly, acrylic,… với giá thành thấp hơn nhưng vẫn sở hữu những đặc tính tương tự.

Vải len nói chung có đặc tính cách nhiệt, cách điện và đặc biệt là đem lại khả năng giữ ấm cực kỳ tốt. Sản phẩm được làm từ sọi len cũng có độ bền cao, vì vậy thường được sử dụng trong ngành may mặc hay sản xuất chăn, ga, gối đệm.

Nguồn gốc ra đời của vải len ra sao?

Nguồn gốc ra đời của len

Nguồn gốc ra đời của len

Vải len được ra đời từ 4000 năm trước công nguyên ở vùng Địa Trung Hải. Khi đó, con người đã thuần hóa được loài cừu, bên cạnh việc nuôi chúng để lấy thịt thì người ta còn phát hiện ra lớp lông cừu có thể tận dụng để dệt thành những tấm áo có thể giữ ấm vào mùa Đông. Tuy nhiên, kỹ thuật dệt từ sợi len còn khá thô sơ và đơn giản.

Đến giai đoạn từ năm 3000 đến 1000 trước công nguyên, kỹ thuật dệt vải từ sợi lông cừu được cải tiến hơn nhờ công lao của những thợ buôn đến từ Ba Tư, Hy Lạp, La Mã đã đem sợi len đi khắp Châu Âu. Thậm chí, việc kinh doanh sợi len và vải len trong giai đoạn từ thế kỉ 10 đến thế kỷ 11 rất phát đạt.

Kèm theo sự phát triển rực rỡ này, nước Anh trở thành trang trại nuôi cừu lớn nhất thế giới. Lông cừu sẽ được thu hoạch và vận chuyển sang Bỉ để sản xuất vải, nhờ vậy mà nước Bỉ cũng trở thành nhà xưởng sản xuất vải sợi len hàng đầu vào thời điểm đó.

Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự thuận lợi của các hoạt động giao thương mà sợi len cũng như các sản phẩm làm từ chất liệu này được du nhập đến nhiều quốc gia trên thế giới và trở nên phổ biến như ngày nay.

Quy trình sản xuất vải len như thế nào?

Sản xuất như thế nào

Sản xuất len như thế nào

Để có được tấm vải len chất lượng và sở hữu đầy đủ các đặc tính tốt, người ta đã trải qua rất nhiều giai đoạn, cụ thể như sau:

Bước 1: Thu hoạch xơ lông bằng cách cắt xén lông cừu hoặc các loài động vật.

Bước 2: Làm sạch lông để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, mỡ của con vật bám trên lông. Đảm bảo phải loại bỏ hoàn toàn lớp mỡ động vật trước khi kéo sợi.

Bước 3: Tẩy trắng bằng cách ngâm trong nước hoặc kết hợp với các chất phụ gia chuyên dụng.

Bước 4: Phơi khô lông và phân loại thành các kiện.

Bước 5: Quay len thành sợi bằng máy kéo sợi, người ta thường áp dụng một trong 2 phương pháp đó là chải thô và chải kỹ.

Sợi len sau khi được kéo hoàn thành sẽ được dệt thành tấm hoặc quấn lại thành từng cuộn để dễ dàng cho việc đan dệt và vận chuyển đến các công đoạn khác. Ngoài ra, sợi len cũng có thể sẽ được đem đi nhuộm thành các màu theo yêu cầu để tạo ra các sản phẩm như quần áo, chăn, ga, gối, nệm,…

Các loại len thông dụng trên thị trường

Hiện nay trên thị trường cung cấp nhiều loại vải len chất lượng cao được làm từ các chất liệu khác nhau như cotton, lông thỏ, lông cừu, polyester,…

Vải len gân

Chất vải này khá ôm sát cơ thể

Chất vải này khá ôm sát cơ thể

Với cấu trúc vải đan chặt và độ co giãn tốt, vải len gân thường được sử dụng để tạo ra các sản phẩm ôm sát cơ thể như chân váy ôm, áo thun len hoặc quần legging. Vì vậy mà loại vải này thường được các chị em yêu thích vì có thể tôn lên vẻ đẹp quyến rũ của những đường cong cơ thể.

Vải len cotton

Kết hợp giữa sự mềm mại và tính thoáng khí

Kết hợp giữa sự mềm mại từ len và tính thoáng khí của sợi cotton

Vải len cotton kết hợp sự mềm mại của len và tính thoáng khí của cotton, tạo nên cảm giác thoải mái cho người mặc. Đây cũng là loại vải khá dễ dàng trong việc giặt giũ vì vậy rất thích hợp để may các sản phẩm quần áo hàng ngày, đồ ngủ hay đồ mặc nhà.

Vải len lông thỏ

Những mẫu quần áo mùa đông được may từ len long thỏ cùng mềm mại

Những mẫu quần áo mùa đông được may từ len long thỏ giữ ấm rất tốt và vô cùng mềm mại

Với đặc tính mềm mại và ấm áp, vải len lông thỏ thường được sử dụng để làm áo len, áo khoác hay các loại quần áo mùa Đông, đem lại cảm giác ấm áp và dễ chịu trong những ngày lạnh giá.

Vải len cashmere

Chất vải này nổi tiếng với độ mịn và mềm mại cao

Chất vải này nổi tiếng với độ mịn và mềm mại cao

Vải len cashmere được làm từ lông của dê cashmere, nổi tiếng với độ mịn và mềm mại cao. Sản phẩm từ mang đến cảm giác sang trọng và ấm áp, đây sẽ là lựa chọn lý tưởng cho những bộ sưu tập thời trang mùa Đông ấn tượng.

Vải len lông cừu

Loại vải mềm mại, êm dịu

Loại vải mềm mại, êm dịu

Với đặc tính ấm áp và độ bền cao, vải thường được sử dụng để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao như áo len, khăn, và quần áo mùa Đông. Loại vải này có khả năng giữ ấm tốt và độ bền rất cao, sử dụng trong thời gian dài mà không phải lo về chất lượng của sản phẩm.

Vải len tăm mỏng

Chất vải mỏng nhẹ, dễ mặc

Chất vải mỏng nhẹ, dễ mặc

Vải len tăm mỏng có đặc tính mỏng nhẹ và thoáng khí, phù hợp cho để may các trang phục dành cho mùa xuân hoặc mùa thu nhẹ nhàng như áo len mỏng, áo khoác mỏng hoặc khăn quàng.

Vải len pha Polyester

loại vải có độ bền cao, chống nhăn vượt trội, giữ from dáng

Sự kết hợp giữa len và polyester tạo ra loại vải có độ bền cao, chống nhăn vượt trội, giữ from dáng

Sự pha trộn giữa len và polyester tạo ra loại vải len pha Polyester có độ bền cao và khả năng chống nhăn hiệu quả. Sự kết hợp này giúp các sản phẩm có thể giữ được form dáng và màu sắc như mới kể cả đã sử dụng trong thời gian dài. Đây là lựa chọn phổ biến trong sản xuất quần áo thể thao và quần áo hàng ngày.

Vải len dệt kim

Vải có độ co giãn tốt, thích hợp dùng để may những bộ quần áo bo sát cơ thể

Vải có độ co giãn tốt, thích hợp dùng để may những bộ quần áo bo sát cơ thể

Vải len dệt kim với cấu trúc đan chặt tạo ra độ co giãn tốt và độ bền cao, thích hợp cho việc sản xuất các sản phẩm yêu cầu độ ôm vừa phải và co giãn tốt như áo len, váy len và quần len.

Đánh giá ưu và nhược điểm của vải len

Ưu, nhược điểm của len

Ưu, nhược điểm của len

Ưu điểm của vải len

  • Giữ ấm tốt: ưu điểm lớn nhất mà khiến người sử dụng luôn nhớ đến vải len đó là khả năng giữ ấm cực kì tốt. Chính vì vậy, vải len thường được dùng để làm trang phục vào mùa đông.
  • Vải len rất mềm mịn: Do nguồn gốc từ các loại lông cừu nên len có độ mềm mịn cao, mặc vào sẽ cảm thấy rất thoải mái, không bị cọ xát hay dính người quá nhiều, không gây rát cho cơ thể.
  • Khả năng chống cháy tốt: Thường thì len đều có khả năng chống cháy, tùy vào các loại len có mức độ chống cháy cao, thấp khác nhau. Đây là một khả năng khá đặc biệt mà ít loại vải nào có được.
  • Thân thiện với môi trường: Là loại vải có nguồn gốc từ thiên nhiên nên không gây ra những tác động xấu cho môi trường.

Nhược điểm của len

  • Lâu khô: Len có khả năng hút ẩm cao đồng nghĩa với việc vải len khi thấm nước sẽ lâu khô hơn. Có nhiều loại áo khoác len sau khi giặt phải mất 3 đến 4 ngày mới khô hoàn toàn được.
  • Dễ ẩm mốc: Vải len nếu để ở những nơi ẩm ướt hay những nơi có độ ẩm cao lâu ngày sẽ dễ sinh nấm mốc.
  • Sợi len bị xước: Những đồ dùng bằng vải len khi không may bị vướng vào một vật nhọn sẽ làm cho sợi len bị xước ra và cũng có thể làm những sợi len khác bị tuột theo.
  • Trọng lượng vải nặng: Những đồ dùng bằng vải len thường rất khó khăn khi vệ sinh. Bởi khi nhúng nước, vải len sẽ hút nước nhiều và làm trọng lượng của vải tăng lên gấp nhiều lần, gây khó khăn cho việc giặt giũ.
  • Xù lông: Vải len giặt nhiều hoặc giặt không đúng cách sẽ rất dễ bị xù lông, làm mất đi tuổi thọ cũng như tính thẩm mỹ của sản phẩm.

Ứng dụng tuyệt vời của các loại len trong cuộc sống

dùng phổ biến rộng rãi

Len được dùng phổ biến rộng rãi

Vác loại vải len không chỉ được sử dụng để may các loại trang phục, khăn choàng, quần áo giữ ấm mà còn đóng nhiều vai trò trong đời sống, trong đó nội thất, phân bón, vật liệu làm sạch và chất chữa cháy.

May quần áo bằng chất vải len

Với sự ấm áp và đa dạng về kiểu dáng, vải len là vật liệu lý tưởng để may quần áo cho mọi mùa trong năm. Áo len không chỉ mang lại cảm giác ấm áp trong mùa Đông mà còn tạo nên phong cách sang trọng và thoải mái.

Nếu đầm len sở hữu độ co giãn tốt và đem lại cảm giác mềm mại cho những dịp cần sự thoải mái mà vẫn đảm bảo phong cách. Thì quần len với đa dạng kiểu dáng từ quần bò len đến quần dài len sẽ mang lại sự linh hoạt trong lựa chọn trang phục hàng ngày với sự ấm áp và thoải mái.

Đọc thêm: Chân Váy Tulip: Hướng Dẫn Phối Đồ Sang Chảnh, Nữ Tính

Sử dụng vải len vào ngành nội thất

Sử dụng các loại vải len trong trang trí nội thất là một cách tuyệt vời để tạo ra không gian sống đầy ấm áp theo ý thích của bạn. Rèm cửa bằng len sẽ đem lại sự ấm cúng và mang đến vẻ đẹp tự nhiên cho không gian sống. Bên cạnh đó, ghế sofa bọc len sẽ mang đến cảm giác thoải mái và tạo điểm nhấn độc đáo cho phòng khách.

Mặt khác, gối bằng len cũng được sử dụng để tạo sự ấm áp và phong cách cho không gian sống, trong khi đó, thảm len trải sàn sẽ giúp không gian trở nên ấm cúng và mềm mại hơn.

Làm phân bón từ vải len

Các loại vải len đã qua sử dụng cũng có thể được tái chế thành phân bón hữu cơ. Việc tái chế len thành phân bón hữu cơ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và cung cấp chất dinh dưỡng cho đất canh tác.

Điều này cũng giúp giảm lượng rác thải khó phân hủy ra môi trường, đồng thời tạo ra một nguồn phân bón tự nhiên giàu dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình phát triển của cây trồng. Bón phân bằng vải len bỏ đi không chỉ giúp cải thiện chất lượng đất, mà còn góp phần vào việc duy trì một môi trường lành mạnh cho cộng đồng và hệ sinh thái.

Vật liệu làm sạch từ len

Vải có khả năng thấm hút nước cao và có thể giữ lại các hạt bụi mịn vì vậy mà người ta cũng sử dụng chất liệu này để sản xuất ra những thiết bị làm sạch sử dụng trong gia đình. Các sản phẩm làm sạch từ len có thể là khăn lau, tấm lọc trong máy lọc không khí.

Khăn lau len có khả năng thấm nước tốt và có độ bền cao, trong khi đó, tấm lọc bằng chất len được sử dụng để lọc không khí hoặc nước, loại bỏ bụi, vi khuẩn và các hạt độc hại khác.

Việc sử dụng len trong các thiết bị làm sạch giúp có thể thay thế cho các vật liệu như giấy, nhựa và hóa chất xử lý. Đồng thời còn giúp giảm lượng rác thải và đem lại các tác động tích cực cho môi trường.

Vải len ứng dụng vào chữa cháy

Vải len được ứng dụng trong lĩnh vực chữa cháy nhờ vào khả năng chịu nhiệt tốt và đặc tính chống cháy tự nhiên.

Các sản phẩm bảo vệ cháy làm từ chất vải này như: Chăn chữa cháy hoặc rèm cửa chống cháy, có thể giúp kiểm soát và ngăn chặn sự lan truyền của lửa hiệu quả.

Với khả năng cản trở ngọn lửa và giảm thiểu tổn thất, thì len còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cộng đồng cũng như tài sản khỏi nguy cơ cháy nổ.

Kinh nghiệm nhận biết len động vật và len tổng hợp

Nhận biết

Nhận biết các loại len

Như đã đề cập, hiện nay trên thị trường có 2 loại vải len chính đó là len tự nhiên và len nhân tạo. Mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách phân biệt các loại vải len này, hãy cùng tìm hiểu một số mẹo sau đây nhé!

Đối với len động vật, bạn sẽ cảm thấy rất mềm mại, mịn màng và ấm áp khi sờ vào. Trong khi đó, nếu là len nhân tạo thì sẽ không đạt độ mịn màng và ấm áp tốt bằng.

Ngoài ra, len tự nhiên sẽ không có độ đàn hồi bằng len nhân tạo nhưng thường sở hữu vẻ ngoài sang trọng, đẳng cấp hơn rất nhiều.

Bạn cũng có thể phân biệt 2 loại vải len này bằng cách đốt cháy, nếu có mùi khét như của tóc thì đó là len tự nhiên, còn nếu có mùi khét như nhựa và vón cục lại thì chắc hẳn là làm từ sợi tổng tổng hợp.

Cách bảo quản và vệ sinh vải len

Cách để giữ len lâu bền

Cách để giữ len lâu bền

Vải len dù là nhân tạo hay tự nhiên đều sở hữu những ưu điểm và nhược điểm riêng, vi vậy mà chúng cũng cần được bảo quản đúng cách để duy trì tính thẩm mỹ, độ bền lâu dài.

Giặt đồ len bằng tay

  • Trước khi giặt, bạn dùng gậy đập loại bỏ bớt bụi bám trên quần áo len, rồi cho chúng vào ngâm với nước lạnh khoảng 20 – 25 phút.
  • Vò nhẹ trong nước lạnh và vắt ráo nước, cho vào nước đã được hòa tan bột giặt hoặc nước giặt.
  • Khuấy đều tay và vò nhẹ sao cho bụi bẩn được tẩy sạch, vắt ráo nước. Hòa 1 ly giấm hoặc nước cốt chanh vào nước lạnh, tiếp tục cho đồ len vào giặt sạch.
  • Giấm và chanh sẽ giúp trung hòa chất giặt tẩy còn sót lại trên sợ vải.
  • Sau khi giặt xong bạn nên vắt ráo nước cho vào túi lưới, treo nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Giặt đồ len bằng máy

  • Với đồ len bạn nên hạn chế giặt bằng máy, tuy nhiên hiện nay có khá nhiều loại len giặt được bằng máy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết sản phẩm len nào có thể giặt bằng máy.
  • Với giặt máy bạn nên dùng nước ấm ở nhiệt độ từ 60 – 70 độ, như vậy đồ len của bạn sẽ không bị giãn.
  • Tuyệt đối không được giặt đồ len ở chế độ thường nếu máy của bạn không có chế độ giặt cho đồ len, bạn có thể sử dụng chế độ giặt nhẹ và cho đồ len vào túi giặt, như vậy sẽ giảm bớt áp lực lên sợi vải, tránh bị giãn, chảy đồ.

Cách phơi đồ len đúng cách

Phơi đồ len bằng móc khi còn ẩm ướt thì rất dễ làm giãn, mất dáng của trang phục, dễ gây hư hỏng. Vì vậy, bạn có thể chọn cho mình một trong những cách phơi đồ len sau:

  • Chọn một mặt phẳng sạch, khô thoáng, trải đồ len của bạn lên hong khô, như vậy bạn sẽ chẳng lo đồ của bạn bị giãn do sức nặng của nước.
  • Chỉ sử dụng dây phơi. Thay vì móc, bạn chỉ cần cuộn đồ len bên trong một chiếc khăn và vắt chúng ngang qua dây phơi.

Lời kết

Trên đây là một số thông tin giới thiệu về vải len là gì, nguồn gốc, cách sản xuất cũng như các ưu nhược điểm và ứng dụng trong đời sống. Có thể thấy loại vải này đóng nhiều vai trò và được sử dụng rộng rãi ở mọi lĩnh vực đời sống, xã hội.

You may also like

Leave a Comment